Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các trường phổ thông hôm 20/10. Theốirắmchọnsáchgiátỷ lệ world cupo đó, từ năm sau, các trường có thể được tự lập hội đồng chọn sách giáo khoa, quay lại tương tự như năm đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào sử dụng.
Đánh giá về những điều chỉnh này, độc giả Nhatletranđặt dấu hỏi: "Không hiểu cải cách giáo dục kiểu gì nhưng sự lộn xộn, bát nháo, rối rắm trong việc đưa sách giáo khoa vào nhà trường để giảng dạy hiện nay là không thể chối cãi. Phụ huynh chúng tôi không thể hiểu tại sao lại phải in nhiều bộ sách khác nhau của nhiều tác giả, nhiều nhà xuất bản như vậy, rồi lại bắt phụ huynh học sinh và nhà trường phải lựa chọn?".
Cùng chung quan điểm, bạn đọc Pvqcontactđánh giá: "Cả nước nên thống nhất một bộ sách chung. Sách giáo khoa chỉ là nơi tập trung toàn kiến thức phổ thông, đâu có gì mà phải phức tạp hóa lên như vậy? Việc cho phép nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau và để các trường tự ý lựa chọn có thể dẫn đến nhiều tiêu cực, không còn đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu".
"Chỉ nên thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước. Việc thống nhất như vậy sẽ giúp giảm bớt tốn kém cho phụ huynh, giảm chi phí đào tạo giáo viên, giảm khối lượng công việc phải lựa chọn sách, giảm công sức phê duyệt của các Sở GD&DT và UBND tỉnh. Rất mong những ý kiến mang tính xây dựng của người dân sẽ được cơ quan quản lý xem xét kỹ để nền giáo dục nước nhà được khởi sắc trong thời gian tới", độc giả Huyenwvbày tỏ suy nghĩ.
>> Một năm phải mua hai bộ sách giáo khoa cho con
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, bạn đọc Nguyễn Anh Dânlại ủng hộ chủ trương mới: "Cách đây nửa thế kỷ, tôi học lớp 6, 7, 8, 9. Lúc ấy, trên thị trường, mỗi môn học có cả chục đầu sách giáo khoa khác nhau. Người chọn sách là giáo viên chứ không phải trường hay tỉnh. Ai thấy sách nào hay thì chọn dạy sách ấy. Cũng là môn Toán nhưng năm thầy dạy ở cùng trường có thể chọn dạy năm loại sách khác nhau.
Đến khi thi học kỳ (theo cách gọi hiện nay), trường ra đề thi chung. Học sinh chỉ cần chăm học, dù học theo sách nào cũng vẫn làm được bài. Tương tự như vậy, các anh chị lớp 12 thời ấy, tuy học sách khác nhau nhưng thi tú tài, thi đại học với đề thi chung cả nước, ai giỏi vẫn thi đỗ. Mà thời ấy kinh tế khó khăn, vật giá leo thang, người dân nghèo lắm chứ đâu được như ngày nay".
Chỉ ra những hệ lụy khó lường khi chỉ có một bộ sách giáo khoa, độc giả Qlgdcamlamnhấn mạnh: "Việc có một bộ sách sẽ còn gây tiêu cực hơn nữa. Để các trường chọn sách theo tôi là hợp lý vì sẽ rất sát với tình hình của mỗi trường. Nếu có cục bộ trong việc chọn sách thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của cả trường".
Đó cũng là quan điểm của bạn đọc Vanquang:"Nên phát huy đúng tinh thần "một chương trình, nhiều sách giáo khoa". Sách giáo khoa chỉ nên được xem là giáo cụ và học sinh được quyền chọn sách cho phù hợp với bản thân mình, chứ không phải nhà trường. Việc này còn giúp tránh lãng phí sách và không gây khó khăn cho học sinh mỗi khi chuyển trường".
Với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", bỏ độc quyền xuất bản, sách hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm ba bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020. Ba năm học qua, hội đồng chọn sách do UBND tỉnh thành lập và mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, các trường chỉ được đóng góp ý kiến.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.